Sunday, February 14, 2021

Sơn Nguyễn 6

 LỜI TỰA
(Lục Bát Nghìn Trùng) “TRỄ GIỜ MÂY BAY”
Nhà thơ: Lê Tuân
 
Cứ lặng lẽ, cứ âm thầm, như thể thinh không mà vang động đó đây, âm thanh ấy, cháy lên bằng loại dầu chiết từ nước mắt mẹ, thế rồi, dong buồm, rời bến, dù chẳng thấy ai nhổ neo, thuyền nhẹ, sông cũng nhẹ theo, đại dương hay núi cao làm sao ngăn được hồn anh với phần còn lại.
Nhón chân lặng lẽ vẫy chào bước ra
Sương mai chở bóng chiều tà
Mòn chân chưa ngộ quê nhà dưới chân”
Đúng vậy, anh biết trước, rồi sẽ bước ra thôi, nhưng vẫn “hăm hở” bước vào, như lúa lên bông chào hỏi người ra đồng thăm hạt, biết trước, rồi sẽ chiều tà, nhưng vẫn mòn chân cho hết quê nhà mới thôi, mong gì, xin gì?
Khoác vào giá lạnh làm trang mở đầu”
Lời cầu xin chân thành quá, dễ thương quá, từ đâu đó, con sóng nhỏ giá lạnh lan ra trên biển vắng biết mình không thể dời bờ đi nơi khác được nhưng ít nhiều cũng làm “trên ấy” xao động, cho không “vệt nắng vàng”, cất vào hành trang bước.
Có phải, yêu thương, tôn trọng sự sống cũng là một kiểu giác ngộ, không ai chết trước số phận đã là thiên đường rồi, mỗi sự vật có nhiều sự thật khác nhau chăng, cái gì làm thay màu chân lý, ồ, thật thà là địa chỉ ít được truy cập nhất.
Mặc nhiên thì lại trễ giờ mây bay”
“Mây bay”, hình ảnh của tự do tự tại thảnh thơi, xuôi dòng ư, xa quá, chừng nào mới đến bến bờ, có khi lại “trễ giờ mây bay” mất, làm sao thênh thang được, thế rồi không ít “dòng chảy trôi ngang”, là hình ảnh của hiện tại hay còn mãi của ngày xưa níu kéo, hay cứ trôi ngang cho gần thân phận, hay tất cả đã thay đổi quá nhanh mà ta chưa với kịp.
Hay là con nước của ngàn năm qua
Ta là… phải chính là ta!?
Hay là ta của đã xa lắc rồi”
Chừng như ta xa lạ ta quá thể, rất gần lại chẳng ghé thăm nhau, chỉ mai sau là đau hơn cả, sao không cúi xuống chiêm ngưỡng mặt trời qua hồ nước ban mai cho con đường nghiêng cũng yên lòng dẫn đến nơi bằng phẳng.
Ngó quanh ngó quẩn… ai cười với tôi!?
Giật mình vén lại đường ngôi”
Thôi, mơ hồ thêm nữa làm gì khi chiếc túi sau lưng anh em vẫn đầy nước mắt, bàn ăn, món sau tệ hơn món trước, cứ thế, món cuối cùng nhìn lại có còn ai?
Thời gian là một ngôn từ cô đơn”
Nhiều Judas quá, làm sao nhận diện, cái ác, tay đẩy đám đông vào, tay kéo con mình ra, kẻ gây vết thương cho người khác thì tâm hồn và thân xác hắn sẽ chảy máu nơi đâu.
Buộc con kia phải hoang mang kèm vào”
”Qua đêm sao phải lần mò
Qua nhau sao phải thăm dò tiếng rơi”
Hình hài còn quá nhiều chỗ trống, không mảnh vải trên thân dễ gần với thiên nhiên hơn chăng, lòng tham là đồ chơi của lưỡi hái, chiếc ghế sao chẳng khuyên nhủ người ngồi, máy chém gỉ sét, sau khi tái chế, còn nghĩ mình là cánh tay của đao phủ không.
Lưng cong nên nhỉ phố phường cũng cong”
Chẳng phải con đường thì nói gì dài ngắn, có khi nào Brahma buồn bởi chưa tìm được kẻ ngang tầm lại chẳng muốn sáng tạo thêm gì nữa nên bảo shiva biến chúng con thành những mảnh nhỏ cổ đại để ngài ghép lại dần dần, chắc cũng sắp xong rồi nhỉ.
Vâng, có ngồi trên núi cao hay thung sâu thì trần gian đều nhiệm mầu như nhau cả, là hơi lạnh từ vô cùng tận toát ra theo muôn ngã về đây, sao chưa nắm tay nhau cho ấm!
Xuống chân lần ngón xem mình ở đâu
Thưa người dưới ấy vực sâu
Làm sao thấy được ngàn dâu trên này”
Chẳng phải ở đó từ lúc chưa khởi đầu sao, không phải đền đài mà kẻ giữ đền đã từ chối, cả thế giới đang khiêu vũ sao tôi chỉ đứng nhìn, chưa mang châu ngọc bên trong ra làm lộ phí thì tìm gì kho báu bên ngoài, hay cứ để “vô biên tìm mình” cho chắc.
Tôi nhìn đến nỗi hàng mi biết cười”…
“Hư vô một cõi hai miền
Tôi đây vẽ để vô biên tìm mình”…
Vậy nên, anh phủ dụ tôi, thôi thì hãy cứ ngồi đây mơ giấc mơ đẹp, không chơi sấp ngửa với đồng xu làm ra từ nhà cái, người mơ mộng sống khắp thiên đàng hàng muôn ngàn năm trước, sung sướng hoài cũng chán, giờ xuống đây sống cuộc đời khác xem sao, phải làm gì đó, thế là Sơn Nguyên, băng rừng chữ, vượt suối thơ, tìm, hái, mang về quả nhân văn, tặng ai, trước tiên dành cho “chú bé” sau là “người điên”, hai kẻ thơ ngây nhất trong dâu bể thơ ngây.
Vành môi chú bé còn rằm hơn hoa”
“Lên non hái quả mơ vàng
Về rao phố thị món hàng tuỳ duyên
Giữa đường gặp một gã điên
Quần tơi áo tả không tiền xin mua”
Rồi, bài thơ không dừng lại, cũng lẽ đương nhiên, “tà áo xanh”, tình yêu uy quyền như gió, sẵn sàng lấp đầy chỗ trống đó đây, là chiếu trời chờ muôn nơi về ngủ, Thu là mộng đẹp chưa cũ bao giờ, đâu cần khám phá, thế là anh ngợi ca.
Hồn nhiên trao tặng cho tà áo xanh”
“Thoảng qua nhau giữa muôn trùng
Là xem như đã vô cùng có nhau”
Cho dù,
Còn yêu lẫm liệt nỗi sầu hôm nay
Đi về trên năm ngón tay”
Anh không leo qua được mênh mông nhưng thi ca có thể, từ khi kẻ hái lượm thành nông dân, nàng và làng xóm bắt đầu, không cần dầu mỏ, chỉ em và gió, đủ thắp sáng cả sông tương, rồi đêm đó, chẳng còn gì ngăn lối giữa đồng cỏ và lấp lánh trên cao, anh bảo: tôi phải nói với em điều này bởi chỗ khác đã đầy những điều chẳng khác, rằng, trái tim là để trao, hãy bước vào từ phía nào cũng được, nhan sắc ơi, cứ chiếm hết lâu đài đi, chỉ đừng đuổi tôi ra ngoài sông dài chờ mãi, có em để nhớ, có cái đẹp để ngắm nhìn, và đức tin để sống, ơi, bằng bao dung, nàng không có kẻ thù, bằng Nguyệt Thu, những vô cảm giờ cũng tập tành vỗ cánh.
Qua sông rớt lại một làn ngẫu nhiên”
Và rồi,
“Em mon men gánh vô cùng về đong”
Thôi mà,
Mây là nước của dòng sông
Bờ vai em nhỏ mênh mông làm gì!”
Cuối cùng,
“Kiểu gì tôi của ngàn sau
Cũng là tôi của nguyên màu này thôi”
Ơi, viên sỏi đến trước ta chỉ phút giây, còn về chưa biết, có khi ta là viên sỏi, nhưng sao là “viên sỏi trắng”, trắng, là tinh khiết, là cứ lấy hết đi, là không giữ lại gì cho riêng mình, cả ánh sáng. Khi cái đẹp không bước bằng đôi chân, xác thân mới bay lên được, từ hầm rượu giáo đường vang tận đỉnh núi ngàn phương chẳng bao giờ rơi xuống nữa, và như thế, anh biết, chỉ bình thường mới làm vô thường sợ hãi!
Thảy lên thinh lặng-vô thường ngắm chơi
Tiếng rơi còn ở trên trời”
Lần trước, mình đến trời này chưa nhỉ, chẳng nhớ, chỉ thấy những lay động trong nhau vẫn không ngừng thét gào đói khát, vẫn dâng lên lục bát nghìn trùng, đường đến các vì sao có qua cổng kim tự tháp? Cứ phớt lờ ở lại có “mất thăng bằng” không? Sơn Nguyên bảo, có đấy.
Về thôi kẻo mất thăng bằng như chơi…”
“Thưa: trời ở dưới vực sâu
Quê tôi ở chốn không đầu không đuôi”
Lấp lánh, lung linh, và nhiều nữa, là sao, là giọt sương và tôi vẫn ngồi trong bao la nhớ, đẹp không, đẹp, lạ lùng không, lạ lùng, là sao, là khi giọt sương vỡ ra, long lanh cả muôn trùng cùng sinh tử, làm sao biết, một cái gì đó, phía đối diện xa kia, hình thù con tàu, đang chở mai sau về gần.
Giọt sương vỡ xuống. Muôn trùng tan ra…”
Vâng, biết quay đầu về đâu khi chẳng từ đâu đến, lưng ngựa, để mặc, nó đi, ta về, thảnh thơi, lời Kahlil Gibran thì thầm chuyện kể: “cho dù mi mang ngọn đuốc nhưng mi chẳng phải ánh sáng, và cho dù mi là chiếc đàn nhiều dây nhưng mi chẳng phải kẻ chơi đàn”.
Và, cứ thế, đi-về nhé, giữa muôn trùng âm nhạc.
Cho nghìn trùng lục bát … lang thang.
Lê Tuân
Tháng 8/2020
(Ghi chú: Thơ Sơn Nguyên được in trong ngoặc kép)

Một vài cảm nhận về tập thơ: NƠI HẰNG CÓ - Tác giả:Tuân Lê
Thơ TUÂN LÊ - NƠI HẰNG CÓ
Một cuộc lữ. Một hành trình tâm linh giữa muôn trùng bát ngát.
Đây là tập thơ thứ 4 anh cho ra mắt sau các tập: Một nơi, Đi mãi không thôi và Nghi lễ của ánh sáng. Một bước đột phá về tư tưởng, hay nói khác đi là một cuộc rong chơi vào miền sâu thẳm hơn của con chữ. Và đối với anh, theo tôi hiểu, cũng chỉ là chuyến viễn du vào một cõi miền lồng lộng để tạm quên đi những tháng ngày lầm lụi sau lưng.
Như người kỵ sĩ cô đơn của ngàn năm dâu bể, một cuộc hành trình tâm linh giữa lòng cuộc sống, anh ngập ngừng bước đi, rất trễ so với tuổi đời mình. Người kỵ sĩ với con ngựa già không khiên giáp, một Don Quixote của thế kỷ 21, không phải chiến đấu với cối xay gió, anh chiến đấu với những tâm hồn yếu đuối, những kẻ thù vô hình bàng bạc, và với chính mình, bằng một tâm hồn say đắm, đam mê, sợ hãi và hoài nghi ngây ngất…
Âm thầm, lặng lẽ, đầy chiêm nghiệm. Và, những câu trả lời dường như đã nằm sẵn trong từng câu hỏi anh tự đặt ra trong suốt cuộc hành trình:
người sáng cần đèn
người mù thì không
bắt đầu từ suối sông hay biển cả
(đời bước đi thế đó- tr. 7)

Thế là anh bước đi. Người kỵ sĩ không gươm giáo, không có tham vọng chẻ đôi hoang tàn để thắp lại bình minh, anh dọ dẫm từng bước đi như một chứng nhân để thắp lên những ưu tư phiền muộn của kiếp người:
thiện ác điềm nhiên trổ bông
không tự tay trồng biết đâu mà hái
tử sinh cùng rút kiếm
nấm mồ nào ai biết là ai (chưa lúc nào vơi- tr.5)

Giữa sương vây chập chùng vạn ngã, giữa bầu trời xanh xao màu ước, anh lầm lũi đi vào bóng tối, bước ra, để rồi lại đi vào một bóng tối khác. Và từ đó, một hồn thơ sâu thẳm, bao dung thốt lên niềm đau và nỗi hoài nghi thân phận:
không ai vui mừng về cái chết
cả những cái chết ai cũng vui mừng (ta trần thế nhé em- tr.
...
cái chết mãi đi trước ta
có khi còn trước cả định mệnh

châu ngọc quanh cổ tôi
khóc nỗi đau người khác
đâu phải lúc nào tâm hồn và thân xác cũng bên nhau (ai biết tên thật mình đâu- tr.13)


Phải chăng, hoài nghi tử tế là nguồn cội của sáng tạo?
“Cho và nhận, muôn đời phép lạ”, anh đã nói như thế trong mở đầu tập thơ. Anh dùng hình tượng tự do và gió như một phương tiện để giải bày. Ai đã giết chết tự do và gió? thực ra, chúng chỉ tạm ẩn cư trong hư vô mà thôi. Vậy, anh đã cho và nhận những gì:
tự do
gió
món quà nhỏ trong nhà kho của mẹ

lấy hết đi rồi về chung một cổng
cho sự sống mãi công bằng như cái chết (tr.15)

Rất sòng phẳng, anh đã lấy từ trong nhà kho của mẹ, của vô biên, của đất trời… để cho đi “tự do và gió” và cũng nhận lại chính nó!
“…tất cả ánh sáng đều lường gạt; tất cả mặt trời, mặt trăng, tất cả ngôi sao đều là kẻ thù của người sáng tạo (Phạm công Thiện- Hố thẳm Tư Tưởng). Không mãnh liệt và bùng nổ như thế, anh nhẹ nhàng hơn nhiều như chính bản tính hiền hoà của mình, lặng lẽ âm thầm đi trong bóng tối, không bằng đôi chân, mà bằng linh cảm của trái tim, hãy nghe anh nói:
khi khoảng lặng rơi vào giai điệu, sao chưa chịu ra về, còn mải mê tiếng gọi, mắt lưới đời đâu lớn hơn chính trái tim con
ngày trở gió
trong tàn tro
ta cho con đôi mắt vô biên nhìn xuyên bóng tối (giờ ta còn khờ dại- tr.19)

một ồn ào
vừa tìm thấy một lặng thinh (người sống chưa sinh ra- tr.59)

Từng bước đi, từng dấu chân nhảy qua tự ngã, nhảy qua cái bóng của chính mình. Giữa lênh đênh dòng chảy, giữa bồng bềnh tâm trạng, thi sĩ đã trải lòng mình với mênh mông, với chính mình:
tôi âm thầm
dặn đôi mắt đừng phạm tội
dặn chỗ ngồi đừng thất hứa
chỉ một dây
trên cây đàn to lớn của ngài
có khi chưa kịp thở dài đã đứt…

ai lấy đi êm đềm phải mang lại trả
ký tên
Bao la (ai lấy đi êm đềm phải mang lại trả- tr.21)

Êm đềm đi với Bao la – quá đẹp!
Và cứ thế, dòng thơ cứ miên man trôi đi đầy khắc khoải. Phép ẩn dụ được tác giả lập trình thật khéo gây cho độc giả nhiều suy nghĩ để hiểu. Trong suốt tập thơ, tác giả thường xuyên nhắc đến từ Mẹ: mẹ ở đây, phải chăng là tình yêu, là mặt trời, là biển cả, là ánh sáng, thậm chí là hư vô v.v… tuỳ cách hiểu của mỗi người:
mẹ muôn trùng
mẹ bao dung
chúng con vẫn đùa giỡn bên nhau cho phai màu khác biệt

có thể nào gần gũi nhau
mà không bắt đầu từ xa lạ (đêm về ngồi bếp lửa chung- tr.23)
gom hết xưa sau
khói cùng tro bụi
bếp lửa này con nhóm lại mẹ vui (mặt trời nhìn nơi nào khác nữa- tr. 51)

thiếu nữ
lạc về xuôi
ngậm ngùi tìm hai bà mẹ (đêm tiệc trần gian- tr.61)

Từ Mẹ ở đây, khiến tôi chợt nhớ 2 câu thơ của thi hào Bùi Giáng:
Mẹ về đứng giữa đầu sân
Cuối cùng Mẹ bước vô ngần Mẹ đi (BG)

Chữ Mẹ ông viết hoa, một ẩn ngữ, tuỳ ý bạn muốn hiểu thế nào thì hiểu!
Trong cuộc rong chơi tuyệt cùng đó, tính lãng mạn là một phần không thể thiếu, khi phảng phất, khi mãnh liệt. Vì, suy cho cùng, nói đến lãng mạn là nói đến tình yêu, đến Mẹ, đến vô cùng, đến những gì cao cả nhất. Chính đặc điểm này là một thế mạnh của tác giả ngay từ những tập thơ đầu tiên:
mĩ tửu đang vừa
hãy rót em vào bí tích xa xưa

em từ đâu mà bắt đầu như thác
mà âm nhạc đời ta (đừng lười biếng yêu em- tr. 29)

mũ miện ngai vàng
mời tình yêu thương hạng lên ngôi (thợ xây thành Love- tr.63)


Em… mà thượng hạng, mà như thác, mà âm nhạc đời anh! Lãng mạn đến cỡ này thì ngay cả Romeo và Juliet có sống dậy chắc cũng xin chào thua!
Tư tưởng bằng thi ca, hoá thân vào thi ca thành một cây đàn muôn điệu mà dư âm là những khúc vô ngôn huyền hoặc, mênh mang, như sương rơi gió thoảng… nhưng từng lời như những mật ngôn đầy sức mạnh:
lẽ nào
người mai sau
nhìn tôi nhức nhối như tôi nhìn tiền bối khổ đau (tấm lòng ngồi trước cổng- tr.30)

…hãy gieo hạt giống vàng
cho nhiều hơn một chỗ ngủ an vui
và ít hơn một bạc màu gió bụi (tấm lòng ngồi trước cổng- tr.31)

Ba câu này quá đẹp, từ tứ đến từ!

mai sau lên bông
không bàn tay nào ra về trống rỗng
không linh hồn nào đói khát khi nghe tiếng hát trên cao
(nhiều hơn một chỗ ngủ an vui- tr.31)

Đất của Thơ là đất Trích, là những vùng đày ải, Đường của Thơ là quán trọ, là những bước đường ngược gió. Mặn nồng nơi đất Trích, lân la nơi quán trọ, cuộc thể nghiệm dây dưa với hằng triệu vấn vương và cũng là cuộc thể nghiệm cho khước từ tuyệt đối...(Tuệ Sỹ)
Khước từ tuyệt đối, mà khước từ gì, hãy thưởng thức những câu thơ với ý tưởng thâm sâu của tác giả:
bàn tay nào chối bỏ sự thật
thương tật một đời
xiêm y nào huyên náo vong thân
mãi trần truồng trước vĩnh hằng im lặng (đừng chờ ngày khép lại- tr.37)

nói làm gì hận thù thiện ác
hãy nói về khúc hát đêm nay (nhấc bổng áo mây bay- tr.71)


kinh giải thoát ngắn hơn kinh chiếm đoạt
đừng ai lấy của ai (chẳng chịu từ trần- tr.73)

Một hành trình không đích đến, hay nói chính xác hơn - cái đích anh không thể, hay không mong chạm tới - để được tự do thênh thang ngoài vũ trụ, với vô hình, với hố thẳm, hư vô, thậm chí với châu thứ 7 (TL) v.v…, như Triết gia M. Heidegger đã nói: “ bước tới và chịu đựng. Sự thất bại và câu hỏi. Trung thành với lối đi duy nhất của mi”.
…trái tim khổ nạn đã tan thành dầu thánh thắp gió cho sự sợ hãi…
chân lý chẳng bao giờ làm ra vẻ đạo mạo như bảng chỉ đường hình lưỡi giáo…(giây phút này là tối thượng- tr.44)
hai xác chết tỉnh dậy
mình đầy vết thương
tiếp tục lên đường (giây phút này là tối thượng- tr.45)
hay:
…có con sông lớn bên trời
chảy không theo cách của người trần gian (trả về nơi hằng có- tr.47)

từ đâu tới
rồi sẽ đi đâu
là chuyện của ta (thôi vỗ mãi thinh không- tr.53)

đời bay khỏi bủa vây
ai cũng biết
ngày mai lộng lẫy thế nào (ngày mai lộng lẫy thế nào- tr.80)

Cứ đi, rồi sẽ thành đường, anh luôn vững tin về một ngày mai…lộng lẫy!
Một cuộc lữ không mệt mỏi, dường như thi sĩ đã nhìn thấy điều gì đó phía chân trời đang bị những đám mây cố tình che chắn lại. Anh hoá thân thành tiếng chim hót, thành con suối… để lắng nghe, để khẳng định rằng trần gian luôn xinh đẹp:
đường đi và những đi- đường
cách nhau chừng một bình thường nữa thôi
tình yêu
cánh chim trời
ta tiếng hót rong chơi mặt đất

tình yêu dừng chân đỉnh núi
ta con suối chờ nghe ai nói lời bất biến
ai người giao tiếp với vô biên…(đường đi và những đi-đường- tr.57)

Mọi con đường được sinh ra từ ý nghĩ. Nếu cho rằng mình đang bước đi trên một con đường, thì nó sẽ không còn là đường đi. “Nếu bạn muốn ngắm đỉnh núi, hãy vươn lên mây trời ; Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu mây trời, hãy nhắm mắt lại và suy tư” (K.Gibran). Là thi sĩ, anh không bước đi bằng hai chân, mà bước đi với một trái tim nhân hậu, một cái đầu biết tư duy, bước đi trong im lặng để vươn tới những lặng im sâu thẳm của vũ trụ:
xa xôi gửi lời chào
dạo này con người khoẻ không
lâu quá chẳng thấy lên chơi cùng thần thánh
hay cổng thành chưa mở…
nghĩ làm gì những vết thương
hãy nghĩ con đường chúng đến (nhấc bổng áo mây bay- tr.70-71)


bởi vì:
trong hạt lúa xanh thẳm một cánh đồng
trong con người
vàng óng một mênh mông (nhấc bổng áo mây bay- tr.72)
Theo cách mà K. Gibran đã suy tưởng: “Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai” vậy.
Thơ anh thích đề cập đến những khái niệm tương phản, những ý tưởng lạ (có lẽ ảnh hưởng nghề nghiệp vì nghề chánh của tác giả là Vật lý chăng!), cần tư duy kỹ để hiểu tác giả muốn nói gì. Cá nhân tôi thích điều này, vì thực ra, phản vật chất là một khái niệm hiện hữu trong vật lý, và những cặp tương phản luôn quấn quít bên nhau trong bất kỳ một lãnh vực nào, xã hội và tự nhiên:
ánh sáng bảo
bóng tối luôn bất hoà với bóng tối…
bóng tối bảo
này, ta nặng lắm, năng lượng tối tràn lan khắp chốn…

một vũ trụ
gọi là phản vũ trụ
đang trú ngụ quanh đây (ai nghe viện trưởng nói gì chưa- tr.82-83).


Kết:
Ngôn ngữ sử dụng trong thơ đơn giản, ít dùng từ Hán Việt hoặc từ đánh đố, nhưng- bằng phép ẩn dụ khéo- sự liên kết giữa những từ ngữ là rất đặc biệt, mang tính triết học cao, nhưng không quên yếu tố lãng mạn khiến cho người đọc, dù phải bận tâm không ít trong suy nghĩ, vẫn cảm nhận được một hồn thơ bay bổng, một tâm hồn nhân hậu, một tư duy sâu sắc.
Một vài cảm nhận đơn sơ ngắn gọn chỉ có thể chuyển tải được một phần rất nhỏ nội dung tác phẩm. Cũng xin thưa, đây chỉ là cảm nhận chứ không phải bài bình. Bình thơ xin được để cho các nhà phê bình chuyên nghiệp. Do đó, rất mong bạn đọc bỏ quá cho những nhận định còn non kém, chưa chính xác hoặc sai lệch. Chỉ mong góp một tiếng nói chân thành đến các bạn, đến chính tác giả - một người bạn từ 50 năm- về một thi phẩm, mà theo cá nhân tôi, xứng đáng nằm trên kệ sách của các bạn yêu thi ca mà không đòi hỏi cao xa.
Thi phẩm: NƠI HẰNG CÓ – Tác giả: Tuân Lê

Để kết thúc bài viết, xin mạn phép được trích dẫn một câu nói nổi tiếng, mà tôi tin rằng, thi phẩm đã man mác được phần nào:
“Bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, một cách rộng lượng và không hy vọng”- Nikos Kazantakis.
Xin chân thành cảm ơn.
SN_ 06.01.2018

“Dậm chân hăm hở bước vào
“Xin trên một vệt nắng vàng
“Lướt xuôi thì chẳng ngộ bờ
“Lạ kỳ dòng chảy trôi ngang
“Lân la vào giữa chợ trời
“Trở mình thực đã là hư
“Đời cho con mắt lang thang
“Xin chào ngọn cỏ bên đường
...“Lên đầu vuốt tóc soi kinh
“Hỏi rằng: người vẽ cái chi?
“Nhón tay ngắt một đóa rằm
“Từ từ rất mực bước ra
“Ngày mai xương máu đổi màu
“Phải em gió lộng phương ngàn?
“Nhặt viên sỏi trắng bên đường
“Đứng lên dặn bước xuống rằng:
“Thấy không em. Đẹp lạ lùng


No comments:

Post a Comment

Thơ Đạo 3

     Từ nguyên thủy rừng già dòng suối chảy     Bưởi hoa vườn mưa tạnh ửng phù dung     Tình đá tượng vẫn còn nguyên vẹn lắm     Gióng hồi c...