Wednesday, June 29, 2022

01- Bình thơ Hoàng Định Nam

 
Hoàng Định Nam
Lạc Lõng Giữa Quê Nhà
 
Hà  Khánh Quân
 
Ra đi rồi trở về. Trở về rồi ra đi. Những xê dịch đổi dời này, vẫn thường xuyên xảy ra trong đời sống mỗi chúng ta. Có những cuộc ra đi với sự náo nức vui vẻ. Có những cuộc ra đi trong bịn rịn, đau buồn. Có những trở về với háo hức vui mừng. Có những trở về trong âm thầm chua xót. Cảm xúc, tâm trạng thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo thời gian. Trong thi ca, sự đi về cũng thường được những người làm thơ nhắc đến. Kẻ tài hoa như Tô Thùy Yên, ngoài cảm xúc khi “...trở lại gian nhà cỏ”, “... về nơi bản trạch” còn có một “ta về” lộng lẫy 
“... ta về như lá rơi về cội 
bếp lửa nhân quần ấm tối nay
chút rượu hồng đây, xin rưới xuống 
giải oan cho cuộc biển dâu này...” 
Người sâu sắc như Du Tử Lê thì “Đi và về cũng một nghĩa như nhau”. Hoàng Định Nam, theo tôi, cũng là một nhà thơ có nhiều bài kể những chuyến trở về rất thú vị. 
          Rất có thể có một số bạn đọc chưa có dịp đến với thơ Hoàng Định Nam. Tôi xin được giới thiệu.
          Nhà thơ Hoàng Định Nam, một đứa con của quận Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Anh đã vô cùng hạnh phúc khi có được một tuổi thơ thật tuyệt vời. Với hơn mười năm sống với những tiếng chim, hít thở cùng những mùi hương, và lớn theo tình thương nội ngoại. Anh đã cất giữ được rất nhiều chất liệu cần thiết, để xây dựng những bài thơ nồng nàn tình yêu quê hương. Gia tài kỷ niệm trong anh được nuôi xanh bằng tình cảm, anh dành cho bà con thân thuộc, vườn ruộng, đồi bãi. Đáng buồn, những kỷ niệm ấy đã không giàu thêm được, bởi chiến tranh mở ra những chia lià. Rất may, thiếu hụt này đã được bù đắp bởi những nhớ thương, vun tình cảm cao dần.
           Cuộc ra đi đầu đời ở tuổi mười một trong nước mắt. Chính là những thôi thúc đầu tiên  đẩy đưa Hoàng Định Nam đến với thi ca.  Chất liệu thơ anh ủ cất từ lâu, đã tự nhiên nở bung ra, trong những lúc anh trải lòng mình. Hơi thở từng con đường, từng nóc nhà, từng cây cau, nhánh mít như thường trực có mặt trong dòng thơ chân chất giản dị.
          Vốn sống và kỷ niệm là nguồn mạch làm  hồng hào những bài thơ của Hoàng Định Nam. Tôi mến mộ thơ anh, khi được đọc những bài thơ nồng nàm tâm sự, đầy ắp những trăn trở suy nghĩ về cuộc nhân sinh. Thú thật tôi đã có trọn một ngày vui, một ngày lâng lâng bay bổng, sau khi đọc được bài Câu Lâu Ngày Về đăng trên một đặc san Quảng Nam. Không nhớ rõ người nào gởi cho, Thái Tú Hạp ? Thuận Xuyên hay Xuân Đỗ ? 
 
          Cầu Câu Lâu, chiếc cầu lớn nhất miền Trung. Chiếc cầu cho tôi nhiều kỷ niệm. Xin được phép kể lể: Thuở ấu thời, tôi được gia đình mang tản cư đến vùng Đông Bàn. Tại đây, với khoảng cách khá xa, tôi chỉ đủ thấy thấp thoáng và nghe rền vang tiếng nổ. Một trong hai phe đối nghịch thời bấy giờ (Pháp và Việt Minh) phá hủy chiếc cầu. Thời khắc đó rơi vào buổi xế trưa. Nắng gió thật bình an. Có cả tiếng gà gáy vô tư. Trí nhớ của một cậu bé, có thể không đủ chính xác. Nhưng mỗi lần nghĩ, nhớ về Câu Lâu, kỷ niệm này vẫn đến với tôi, như một hình ảnh có hơi thở.
          Nhiều năm sau, những chiếc đò ngang đã thay thân cầu, giúp tôi qua lại ít nhất mươi lần, trên dòng sông mênh mông. Rồi nhiều năm nữa, một người anh họ tôi, anh Lê Đình Tiếng, là chủ thầu xây dựng lại chiếc cầu này. Cầu sắp khánh thành, lại bị phá. Ông anh họ tôi tiêu đi một ít công sức lẫn tiền bạc. Chiến tranh mang tính chất hủy diệt. Đây là điều gần như đương nhiên. Cuối cùng chiếc cầu cũng đã bắt qua sông, nối liền mạch lộ đường số 1 của quốc gia.
          Cái bắt tay giữa hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên, quê quán của Hoàng Định Nam, chính là chiếc cầu Câu Lâu này. Trong một lần về thăm, nhà thơ đã viết: 
          Lần trước tôi về, nước quặn Câu Lâu 
          tôi đứng bên ni, bên tê Gò Nổi 
          lòng tôi ngập tràn bóng ngày xuống vội 
          tôi đứng trên cầu hiu hắt ngó sang. 
          tôi đứng bên ni, bên tê Gò Nổi 
          lòng tôi ngập tràn bóng ngày xuống vội 
          tôi đứng trên cầu hiu hắt ngó sang. 
          Ngay câu đầu, đã giúp tôi nhớ ra sự chênh vênh của mặt nước sông. Dòng chảy không bằng phẳng và có khá nhiều chỗ xoáy. Những cái rốn nước sinh động này vốn rất nguy hiểm. Tác giả đã dùng động từ “quặn” thật tài tình; vừa diễn tả xác thực phong cách của dòng nước; vừa nói lên nỗi lòng dân địa phương. Sẽ không thấy ra những cơ cực, cay đắng của những người sống bên dòng sông, nếu không dùng từ “quặn”. Từ “quặn” còn bộc lộ nỗi xót xa trong lòng tác giả khi nhìn ngắm lại cảnh cũ.
          Thời điểm để một người bình tâm, ngắm lại quê nhà mình cũng rất thích hợp. Đó là buổi cuối chiều. Trong cái mênh mông của sông nước, trong cái tịch mịch ngút ngàn xanh của cảnh sắc, bóng tối càng lúc càng nhanh chân đến trong lòng người trở về. Niềm cô quạnh, bùi ngùi được nhân lên vội vã, qua ánh nhìn hắt hiu, tìm từng nỗi nhớ. Sự hồi tưởng về một quãng đời đã qua, từ từ đến trong tâm khảm một người, đang bát ngát nhớ thương. Kỷ niệm đến cùng lúc với liên tưởng, so sánh, nuối tiếc: 
         tôi, xưa hồn nhỏ mà sông mênh mang 
          chiếc cầu sắt đen ngày đi chưa có 
          đưa tôi qua sông con đò năm nọ 
          nay trôi về đâu lòng ngẩn ngơ sầu. 
 
          ngày xưa tôi đi cánh chim khát gió 
          trời dẫu bao la vẫn thấy rất gần 
          ngày tôi quay về gãy cánh, chồn chân 
          hồn tôi chênh vênh, đất trời chật hẹp. 
          chiếc cầu sắt đen ngày đi chưa có 
          đưa tôi qua sông con đò năm nọ 
          nay trôi về đâu lòng ngẩn ngơ sầu. 
 
          ngày xưa tôi đi cánh chim khát gió 
          trời dẫu bao la vẫn thấy rất gần 
          ngày tôi quay về gãy cánh, chồn chân 
          hồn tôi chênh vênh, đất trời chật hẹp. 
          Với tuổi thơ, dòng sông quả là một vũ trụ  mênh mông. Tác giả thời bấy giờ, thật sự chưa  đo lường được tâm hồn mình. Sự so sánh ở  đây vừa chân thật, vừa nói lên tính khiêm nhường. Kịp  đến tuổi phơi phới thanh xuân, tuổi ước mơ và thực hiện những chuyến khởi hành, chí khí bỗng vươn cao. Cái bao la của đất trời trở nên gần gũi so với những hoài bảo, những mục đích muốn đạt tới. Để cuối cùng, sự thất thế, thất bại bất ngờ, đã biến con người yêu đời, bỗng trở thành chênh vênh. Chẳng phải đất trời chật hẹp, mà cõi sống tù túng. Và bi đát hơn, người bại trận trở về, cảm thấy lạc lõng ngay trên nền đất, từng chôn nhau cắt rốn của mình. Bao nhiêu hình ảnh thân thương được gợi nhớ, để níu kéo, để làm một cái phao bám víu. 
         chẳng biết ghé đâu dù là quê cũ 
          tôi tìm vô vọng sợi khói lam xanh 
          không cả tiếng gà cục tác mái tranh 
          nào đâu mùi thơm nồi cơm chín tới. 
          tôi tìm vô vọng sợi khói lam xanh 
          không cả tiếng gà cục tác mái tranh 
          nào đâu mùi thơm nồi cơm chín tới. 
          Bạn đã thấy chưa những sợi khói ở nông thôn? Những sợi khói vươn lên từ những bếp lửa nơi nhà-quê nghèo nàn. Những sợi khói mà nhà thơ Lâm Hảo Dũng đã trìu mến dùng làm tên một thi tập “Ngày Đi Thương Sợi Khói Bên Nhà”
(...em khóc dòng sông ta khóc ta  
ngày đi thương sợi khói bên nhà
ngày đi như thể không về nữa
nghe gió rừng xa vọng tiếng ca).
Những sợi khói mà Luân Hoán có được
“Khói Cơm Chiều”
(...khói bát ngát, hãy chiều lòng gió đợi
triệu hạt sầu tôi đã chín như cơm
ngày hết nắng tôi bao giờ hết đợi
những người về trong một cõi cô đơn?). 
Bạn nhớ ra chưa những tiếng gà cục tác? 
(con gà cục tác lá chanh
con heo ủn ỉn mua hành cho tôi – ca dao). 
Những tiếng gà reo vui, trước khi rời ổ còn ấm cái trứng vừa đẻ ra. Rồi những mái nhà tranh lẻ loi, những nồi cơm vừa chín tới thơm phức. Hình ảnh, hình ảnh dựa nhau gợi mở biết bao nhiêu kỷ niệm. Nhưng thực tế đang là một sức mạnh chế ngự niềm hy vọng một cách phũ phàng:
          vườn nhà người chiếm, ngọai bỏ tản cư 
          giải-phóng về đây một trời tao loạn 
          cuộc chiến năm nào đã vào dĩ vãng 
          sao nỗi buồn đau vẫn cứ quanh đây 
          giải-phóng về đây một trời tao loạn 
          cuộc chiến năm nào đã vào dĩ vãng 
          sao nỗi buồn đau vẫn cứ quanh đây 
          tôi đứng trên cầu ráng đỏ chân mây 
          bên kia sông vùng tuổi thơ mất dấu 
          tìm hoài đâu ra Đông Bàn, Cẫm Lậu 
          Thi Nhơn, Phú Lộc cũng đã thay tên . 
          Nỗi chán chường, niềm bi hận khó có thể nguôi khuây, nếu không vịn vào những ta thán, những tự trách:      
          tôi đứng nơi đây hồn xuống, chiều lên 
          khóc cuộc đời mình như thuyền đã đắm 
          chưa về làng xưa vinh qui áo gấm 
          nay khoe làm gì chiếc áo tù nhân . 
          khóc cuộc đời mình như thuyền đã đắm 
          chưa về làng xưa vinh qui áo gấm 
          nay khoe làm gì chiếc áo tù nhân . 
           Thật không gì chua xót hơn giữa hai hình ảnh được  đưa ra so sánh. Áo gấm, áo tù. Tuy nhiên, nét hào kiệt, sự kiêu hãnh, vẫn tồn tại vững vàng, trong tâm hồn người đã phục vụ cho chính nghĩa. Tất cả những tinh hoa ấy đã bật ra những nụ thơ, có đủ châm biếm chua cay, có đủ cái cốt cách đáng tự hào. Cuối cùng chí hướng ngang dọc đã vẽ ra con đường sẽ đi một cách dứt khoát: 
          thời thế đổi thay, người cũng chia, phân 
          tôi đi giữ nước trở thành bán nước  
          người sợ vạ thân hoan hô xâm lược 
          tôi tội đồ được ra vẻ khoan dung. 
 
          Câu Lâu, chỗ Thu Bồn tan rồi hợp 
          để cùng xuôi về biển mẹ mênh mông 
          nhưng nơi đây tôi nghe rẽ đôi dòng 
          con đất QUẢNG vẫn đi về hai phía 
 
          tôi đứng trên cầu nhìn qua làng cũ 
          tôi chẳng sang sông để khỏi chạnh lòng 
          tôi đi giữ nước trở thành bán nước  
          người sợ vạ thân hoan hô xâm lược 
          tôi tội đồ được ra vẻ khoan dung. 
 
          Câu Lâu, chỗ Thu Bồn tan rồi hợp 
          để cùng xuôi về biển mẹ mênh mông 
          nhưng nơi đây tôi nghe rẽ đôi dòng 
          con đất QUẢNG vẫn đi về hai phía 
 
          tôi đứng trên cầu nhìn qua làng cũ 
          tôi chẳng sang sông để khỏi chạnh lòng 
          Câu Lâu Ngày Về là một đoản ca bi hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi chiến sĩ là một Từ Hải của Tiên Điền Nguyễn Du. Tôi ba hoa nhưng không quá lời. Một điều nên ghi nhận, sự trở về thăm quê hương lần này của tác giả, không phải là sự trở lại từ ngàn dặm xa cách, nơi nước người. Mà sự trở về từ một trại tù binh, không đánh mà buộc phải bại. (Hoàng Định Nam vốn là một sĩ quan trừ bị, tốt nghiệp khóas 9C/ 72 Bộ Binh Thủ Đức). Sự trở về từ quê hương đến địa danh quê nội. Đất liền đất mà chợt ngàn trùng cách xa.
          Cuộc đổi đời thầm lặng đi qua. Bước chân mau chậm, tùy theo cảm nhận của mỗi hoàn cảnh. Việc đến sẽ đến, và Hoàng Định Nam đã có nhiều ngày về thăm quê hương, từ một phương trời thật sự chia cách. Anh lại gởi tặng quê nhà những câu thơ vẫn nặng một tâm tư u uất ngậm ngùi: 
          “... Thời trai trẻ chẳng còn bao dấu vết 
          Bởi thời gian một cơn bão lặng thầm 
          Có phải ta không còn mơ hương phấn cũ 
          Hay người cũng từng quên chuyện trăm năm 
 
          Mai có về soi bóng Thu giang 
          Tắm bến sông An Trường, Hà Mật 
          Nước có rửa sạch đôi chân cát đất 
          Thì lòng ta cũng đã bụi giang hồ 
 
          Mai có về tìm lại tuổi ấu thơ 
          Cánh diều nhỏ cũng đã băng vào thần thoại 
          Những người thân một thời tản cư không trở lại 
          Ngoại mất rồi, Nội yên nghỉ đất Chiêm Sơn 
 
          Ta lạc lõng giữa thị thành Đà Nẵng 
          Ta bơ vơ trong phố cổ Hội An 
          Đường Nam Phước có phẳng phiu hơn trước 
        Nhưng lòng người gập ghềnh từ chinh chiến ly tan 
 
          Không còn ai, nơi trở về đã mất 
          Không còn ngôi vườn, chim mất chỗ ẩn cư 
          Cội mai trước sân vẫn rực vàng trong ký ức 
          Dầu muốn không, mây vẫn phải phiêu du. 
 
          Dallas, chừng là nơi trở lại”. 
                    
          Nước có rửa sạch đôi chân cát đất / thì lòng ta cũng đã bụi giang hồ. Hai câu thơ thật tuyệt, vẽ ra thật rõ sự lênh đênh của thân phận. Và : Không còn ai, nơi trở về đã mất. Không còn ngôi vườn, chim mất chỗ ẩn cư. Niềm chua chát có thật này, không chỉ một mình Hoàng Định Nam nhận thấy. Năm 1992 tôi gặp một người quen. Anh là một nhạc sĩ lừng danh từ Việt sang Montréal thăm gia đình. Điều anh thú vị gặp được, không phải là nét tân tiến của một thành phố lớn Bắc Mỹ. Anh hạnh phúc, tươi vui vì những đàn chim, nhiều loại, nhởn nhơ bình an trong thành phố. Khi chạm trán với một con quạ, anh thẩn thờ nói thầm “thì ra mày sang đây”. Năm chữ giản dị bỗng thành một câu thơ. Tôi chắc rằng, anh sẽ dùng âm nhạc để  trang trải những tiếc thương, hoài cảm.
          “Kinh-tế-thị-trường-định-hướng-xã-hội-chủ-nghĩa”, cụm từ nói đến chính sách làm ăn, mua bán hiện nay tại Việt Nam. “Định hướng xã hội chủ  nghĩa”, suy cho cùng chỉ là một lối dùng chữ,  để giữ thể diện, tránh né việc phải  áp dụng,  đi theo nền kinh tế tư bản. Dù sao cũng phải nhìn nhận, từ khi chính sách này được thực thi, đất nước Việt Nam tiến khá nhanh trong việc xây dựng, chỉnh trang thành phố. Nhiều đô thị phát triển khá nhanh chóng. Nhiều người có nhận định mỉa mai, nhưng không phải không chính xác: “không cho xây dựng, không có cơ hội hối lộ, tham nhũng”. Ở đây, tôi không dám bước quá xa đề, lạc vào lãnh vực chính trị. Tôi chỉ muốn nói sự lạc lõng của Hoàng Định Nam giữa Đà Nẵng, giữa Hội An, là điều có thật ở cả hai mặt thực tế và tình cảm. Nỗi lạc lõng, bơ vơ của tác giả cũng không là một ý mới, lạ trong thơ. Nhiều người đã bày tỏ cảm nhận chân thật này. Cái xuất sắc của bài thơ, bất ngờ nằm ở trong câu cuối. “Dallas, chừng là nơi trở lại”.
          Đứng ngay trên mảnh quê hương thân yêu của mình. Một quê hương mình đã từng đổ mồ hôi, đổ máu để gìn giữ, phải chua chát xác nhận: Nơi trở về cho tháng ngày còn lại của mình, của gia đình mình, lại là một vùng đất, một thành phố, nằm xa ngoài vạn dặm. Nơi không phát sinh ra nguồn ca dao. Nơi không sản sinh ra những Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Báo Quát, Trần Kế Xương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Nhất Linh, Khái Hưng, Nam Cao, Phan Khôi, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến, Nguyên Sa, Bùi Bích Liên, Tạ Tỵ, Nghiêu Đề... Nỗi xót xa đó, oái oăm thay lại là một sự thật. Một sự thật không chỉ dành riêng cho nhà thơ, mà còn dành chung cho mỗi một người tỵ nạn. 
          Chọn thơ Hoàng Định Nam để tản mạn, thú thật, khởi đầu tôi dự định, chỉ lang thang theo bài Câu Lâu Ngày Về. Nhưng đọc tiếp những bài khác của anh, tôi thấy thật thú vị. Thế là bắt chước anh lơ xe ngày nào, nhưng thay vì hét lớn, tôi nói thầm với ngón tay gõ chữ: “tới luôn bác tài !” 
          Hoàng Định Nam có đến sáu năm trong Đại Học Máu (Hà Thúc Sinh) của Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng những buồn vui, khổ nhục từ Đáy Địa Ngục (Tạ Tỵ) ấy, không lưu lại nhiều trong thơ anh. Năm 1977, khi bị cải tạo ở Suối Máu, anh có những vần lục bát, rất từ tâm, không oán trách:
          Còn em giấc ngủ xanh gầy 
          Còn ta thù hận trải đầy chiêm bao 
          Xăm xoi ngày tháng mòn hao 
          Vì em ta gát mộng vào thiên thu 
          Ta về đốt ngọn lửa hư 
          Mở trang sách cổ học như Di, Tề 
          Đời bay trên ngọn lửa mê 
          Mưa qua trút lá, sông về biển Đông 
          Nước khe trong, dịu bớt lòng 
          Trả đời lại với những phong ba này
          Còn ta thù hận trải đầy chiêm bao 
          Xăm xoi ngày tháng mòn hao 
          Vì em ta gát mộng vào thiên thu 
          Ta về đốt ngọn lửa hư 
          Mở trang sách cổ học như Di, Tề 
          Đời bay trên ngọn lửa mê 
          Mưa qua trút lá, sông về biển Đông 
          Nước khe trong, dịu bớt lòng 
          Trả đời lại với những phong ba này
          Viết về Tình lứa đôi, thơ Hoàng Định Nam nhẹ nhàng, nhưng có phần thiếu say đắm, bởi quá giàu suy tư.  Mời đọc: 
 
          Lòng tôi, một thời, là rừng hoang. 
          Em, con thú nhỏ, dạo lối mòn. 
          Vết chân để lại trên bờ suối. 
          Nước trôi hoài chưa xóa hết dấu son. 
 
          Lòng tôi, một thời, là phố thị. 
          Phố đông người, phố vẫn nhận ra em. 
          Em đi qua một lần, rồi xa khuất. 
          Chút bụi hồng lưu lại vẫn có tên. 
 
          Lòng tôi, một thời, là sông vắng. 
          Em, cánh buồm, thiếu gió xuôi trường giang. 
          Sông hoang lạnh cả đôi bờ lau sậy. 
          Thuyền trôi rồi, gợn sóng mãi chưa tan. 
 
          Lòng tôi, một thời, là sa mạc. 
          Em cơn mưa qua đấy một lần. 
          Mưa tan nhanh trả lại trời nắng cháỵ 
          Sao cát vàng giữ mãi giọt nước xanh. 
 
          Lòng tôi, một thời, là bão tố 
          Em, cành mềm, lả ngọn, bình yên. 
          Trường lớp ấy, em đi về mấy buổi 
          Có buổi nào em học chuyện nhân duyên? 
 
          Lòng tôi, bây giờ, là cổ viện 
          Bảo tàng những di vật xa xưa . 
          Em có đến, mời em, người du khách. 
          "...Vâng! ngày tàn, nên hoang vắng, xin thưa " 
                         (Tôi, Cổ Viện)
          Em, con thú nhỏ, dạo lối mòn. 
          Vết chân để lại trên bờ suối. 
          Nước trôi hoài chưa xóa hết dấu son. 
 
          Lòng tôi, một thời, là phố thị. 
          Phố đông người, phố vẫn nhận ra em. 
          Em đi qua một lần, rồi xa khuất. 
          Chút bụi hồng lưu lại vẫn có tên. 
 
          Lòng tôi, một thời, là sông vắng. 
          Em, cánh buồm, thiếu gió xuôi trường giang. 
          Sông hoang lạnh cả đôi bờ lau sậy. 
          Thuyền trôi rồi, gợn sóng mãi chưa tan. 
 
          Lòng tôi, một thời, là sa mạc. 
          Em cơn mưa qua đấy một lần. 
          Mưa tan nhanh trả lại trời nắng cháỵ 
          Sao cát vàng giữ mãi giọt nước xanh. 
 
          Lòng tôi, một thời, là bão tố 
          Em, cành mềm, lả ngọn, bình yên. 
          Trường lớp ấy, em đi về mấy buổi 
          Có buổi nào em học chuyện nhân duyên? 
 
          Lòng tôi, bây giờ, là cổ viện 
          Bảo tàng những di vật xa xưa . 
          Em có đến, mời em, người du khách. 
          "...Vâng! ngày tàn, nên hoang vắng, xin thưa " 
                         (Tôi, Cổ Viện)
          Mình về núi ở yêu nhau 
          Anh đem thơ đốt lửa màu ảo hư 
          Để em vén tuổi sương mù 
          Hong bờ tóc lạnh đã từ xa xôi 
 
          Mình về ở đỉnh mây trôi 
          Xuống khe lấy nước, lên đồi hứng trăng 
         Trồng rau, cuốc rẩy, bẻ măng 
          Chất cao đống củi chờ lần đông sang 
 
          Rồi thu ta nhặt lá vàng 
          Chép câu thơ cổ hỏi ngàn năm xưa 
          Rằng xưa ai đã ngồi chưa 
          Mà nay có kẻ lại vừa tọa lên (*) 
             (*) Ngã kim nhật tại tọa chi địa 
             Cổ nhân tằng tiên ngã tọa chi
                  (Màu Hư Ảo)
          Nhà thơ Thái Tú Hạp trong nhiệm vụ giới thiệu tổng quát  tuyển tập thơ của năm tác giả: Hoàng Định Nam, Mạc Phương Đình, Quang Huỳnh, Vô Tình, Vũ Đình Trường, đã nhận định thơ Hoàng Định Nam:
          “Cõi thơ của anh man mác nỗi buồn ray rức nhớ thương. Điêu tàn như ánh nắng chiều hiu hắt trên Cổ Viện. Ngôn ngữ thi ca đích thực vực dậy từ tiềm thức những hoang vu trầm thống trong sa mạc cô đơn nơi phương trời viễn mộng. Tiếng nói đã chìm trong gió bão. Sự im lặng kinh hoàng của bến bờ vô vọng. Người lữ khách lạc loài nơi xứ lạ, không biết đi đâu về đâu”.
                   (Thái Tú Hạp)
         Thân phận con người, như là một nỗi ám  ảnh của hầu hết các nhà thơ, có duyên nợ với thời cuộc, chinh chiến. Chủ đề này, theo tôi, Hoàng Định Nam khéo tay nhất. Bạn đọc có thể suy nghiệm qua trích dẫn sau:
          ta ở đây cũng gần mười năm 
          phố không thân cũng chẳng lạnh lòng 
          cũng vẫn là ta thằng vô tích sự 
          mượn xứ người làm chỗ an thân 
 
          mầy cũng đi như thằng trốn chạy 
          mười năm đành chối bỏ quê hương 
          muốn về nhưng nhớ lòng người nhạt 
          một thuở cơ hàn, thuở gió sương 
 
          một thuở rượu đong từng nửa xị  
          ốc sò chẳng đủ tiễn hơi cay 
          thuốc kêu từng điếu, môi cháy đỏ 
          ướt chỗ ta ngồi, mưa lất lay 
          bạn bè bên kia vòng trái đất 
          than thân rượu quí chẳng ai say 
          Whisky, Cognac sầu còn dựng 
          huống chi rượu đế tao với mầy 
          một thuở áo cơm lòng đắng chát 
          cái thời mạt lộ thua con cầy 
          thằng ở ngán ngao bằng với hữu 
          thằng đi thấy khổ chẳng thua ai 
 
          nhờ trời rồi cũng qua đại hạn 
          cũng còn nước đục cho trâu già 
          còn hơn chết giữa trời sa mạc 
          hồn cũng thiêu cùng với thịt da 
          mười năm ngó lại như huyễn mộng 
          kể ra đời tạm lắng phong ba 
          nhưng còn món nợ làm sao trả 
          nợ với quê hương, nợ tình nhà
          phố không thân cũng chẳng lạnh lòng 
          cũng vẫn là ta thằng vô tích sự 
          mượn xứ người làm chỗ an thân 
 
          mầy cũng đi như thằng trốn chạy 
          mười năm đành chối bỏ quê hương 
          muốn về nhưng nhớ lòng người nhạt 
          một thuở cơ hàn, thuở gió sương 
 
          một thuở rượu đong từng nửa xị  
          ốc sò chẳng đủ tiễn hơi cay 
          thuốc kêu từng điếu, môi cháy đỏ 
          ướt chỗ ta ngồi, mưa lất lay 
          bạn bè bên kia vòng trái đất 
          than thân rượu quí chẳng ai say 
          Whisky, Cognac sầu còn dựng 
          huống chi rượu đế tao với mầy 
          một thuở áo cơm lòng đắng chát 
          cái thời mạt lộ thua con cầy 
          thằng ở ngán ngao bằng với hữu 
          thằng đi thấy khổ chẳng thua ai 
 
          nhờ trời rồi cũng qua đại hạn 
          cũng còn nước đục cho trâu già 
          còn hơn chết giữa trời sa mạc 
          hồn cũng thiêu cùng với thịt da 
          mười năm ngó lại như huyễn mộng 
          kể ra đời tạm lắng phong ba 
          nhưng còn món nợ làm sao trả 
          nợ với quê hương, nợ tình nhà
                    (Cũng Gần Mười Năm) 
          Giữa ta với người, giữa bạn cùng ta, nhiều khi chỉ  là một. Nỗi đau không chia đều, mà nhốt chung những người cùng một thời kỳ lận đận của kiếp nhân sinh. Ngoài nội dung phong phú, chủ đề này cũng chiếm số lượng cao trong số thơ Hoàng Định Nam đã phổ biến. Qua đó, chúng ta thấy tấm lòng nhân hậu của anh dành cho cuộc đời: 
          “... có khi loanh quanh giữa tường cao, vách xám
          giữa cuộc đời hữu thủy, vô chung
          một chút nghĩa tình cứ chực chờ trôi tuột
          dù với ai, ta cũng trải hết lòng...”
                       (Ta và Gió)
          Riêng với thân phận mình, tác giả có phần bi quan, buông xuôi: 
          “... Lão thiền sư sợ tâm mình là quỉ dữ
          tao sợ lòng người dấy loạn ma vương
          Ông trụ thiền môn theo Phật tìm  đường
          tao trốn vào men, tìm phương giải thoát
          sau một ngày áo cơm bỏng rát
          ta ra đường nhập định Tửu môn
          lão thiền sư muốn nhìn kỹ  mình hơn
          tao muốn lãng quên trong dăm ba tiếng
          Ông như con tàu lặn sâu vào biển
          tao ngợp, trồi lên trên ngọn sóng cời
          đời xếp dưới chân. Rượu bốc thành hơi
          gian khó, nhục nhằn, khen chê cũng lắng vào đáy cốc
          tất cả lắng vào đáy cốc”
                         (16 Năm Đạt Ma) 
          Còn khá nhiều đoạn thơ viết rất tới, trong dòng suy tư thân phận của Hoàng Định Nam. Nhưng tôi xin tạm ngưng, để giới thiệu dòng thơ tình cảm gia đình của anh. Bài thơ
tôi muốn mời các bạn đọc, Hoàng Đình Nam dành tặng cho cô con gái, thật mượt mà.
 
          Có phải con là linh hồn cha thất lạc 
          Mượn sắc Hoa làm hương sắc cõi trần 
          Cha hoang lạnh giữa trùng trùng mộ địa 
          Nay con về đốt ấm lại tiền thân 
 
          Có phải con là giọt máu cha nhỏ xuống 
          Đã mất tăm trong bóng tối ta bà 
          Bỗng yên lặng một đêm trừ tịch 
          Đất âm thầm vươn trổ đóa Quỳnh Hoa 
 
          Có phải con là mùa xuân phía trước 
          Là gió hay chim mang tin báo đổi mùa 
          Con có cả cuộc đời cha chưa sống hết 
          Nên đau hoài bên gối Mộng năm xưa 
 
          Cha mất cả không còn gì nữa 
          Đường ra đi thăm thẳm lối quay về 
          Có phải con Cội Hoa Vàng trước ngõ 
          Rộ cuối đời cha một góc trời quê 
 
          Có phải con là thiên đường cha mất dấu 
          Nên cha trôi hoài trong địa ngục u minh 
          Cha vuột cả một thời niên thiếu 
          Còn lại con là hơi thở chính mình 
 
          Cha vẫn đợi như chưa từng gặp gỡ 
          Linh hồn cha trong thân xác của con 
          Nếu không thể làm thân Tùng trên đỉnh núi 
          Là Quỳnh Hoa - con - lồng lộng hương thơm. 
 
          Ôi hoa Quỳnh 
          Chỉ một lần rực nở 
         Trắng trong và ngát cả đêm thanh
        (Linh Hồn Của Cha, tặng con gái Huỳnh Hoa)
          Bài thơ có nhiều ý mới, được diễn tả qua nhiều câu rất đẹp:
“Cha vuột cả một thời niên thiếu
Còn lại con là hơi thở chính mình
Cha vẫn đợi như chưa từng gặp gỡ
Linh hồn cha trong thân xác của con” 
Không rõ Huỳnh Hoa hiện đang ở lứa tuổi nào. Rất có thể hôm nay cháu đã thành danh. Nhưng dù là một cô bác sĩ, một cô luật sư hay một ngành nghề nào khác, tôi vẫn tin chắc chắn một điều, em sẽ đọc và sẽ thương người cha của mình nhiều hơn.
          Kết luận chủ quan của tôi sau đây, hy vọng cũng là  đánh giá chung của nhiều người, khi đến với thơ Hoàng Định Nam:
          Mặc dù chưa trước bạ với làng văn thơ, bằng một thi phẩm in ấn, phát hành riêng, Hoàng Định Nam đã thành danh một nhà thơ nghiêm chỉnh. Chúng ta chờ  đọc anh những sáng tác mới.
Hà  Khánh Quân
26-4-2010

 

No comments:

Post a Comment

MDTTA 17

  Pháp đệ 68 xuân thu Hôm nay Kỷ niệm Pháp đệ 68 xuân thu, Đã đi qua 2/3 đời người Như lão ngựa vượt dặm trường gian khó Qua cõi người s...